Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính, mà còn có thể gây viêm nhiễm thần kinh, rối loạn cơ, hệ vận động, ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trên cơ thể. Tổn thương lên các cơ quan có thể kéo dài, thậm chí có những trường hợp kéo dài vĩnh viễn như viêm não, viêm màng não, mù lòa,… vì vậy chúng ta cần biết để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả.
Những điều cần biết về bệnh sởi * Phân biệt sởi và các bệnh có triệu chứng tương tự Bệnh sởi và sốt phát ban thường dễ bị nhầm lẫn do các biểu hiện ban đầu khá tương đồng. Trong khi sốt phát ban được xem là bệnh lành tính, thì sởi lại có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để phân biệt dấu hiệu sởi và sốt phát ban, mời bạn đọc thêm thông tin trong bảng sau. Ngoài ra, cần phân biệt sởi với một số bệnh khác có triệu chứng phát ban như:
Rubella: Phát ban không theo trình tự, ít khi có các biểu hiện viêm long và thường có hạch cổ.
Nhiễm enterovirus: Phát ban không theo trình tự, thường nốt phỏng, kèm rối loạn tiêu hóa.
Bệnh Kawasaki: Sốt cao khó hạ, môi lưỡi đỏ, hạch cổ và phát ban không theo thứ tự.
Phát ban: Do các loại virus khác.
Phát ban dị ứng: Người bệnh ngứa và tăng bạch cầu ái toan.
* Mức độ nguy hiểm của bệnh sởi Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm, không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính, mà còn có thể gây viêm nhiễm thần kinh, rối loạn cơ, hệ vận động, ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trên cơ thể. Tổn thương lên các cơ quan có thể kéo dài, thậm chí có những trường hợp kéo dài vĩnh viễn như viêm não, viêm màng não, mù lòa,… Ngoài ra, bệnh sởi còn có một năng lực vô cùng nguy hiểm là “xóa trí nhớ miễn dịch”. Sởi có thể phá hủy trung bình 40 loại kháng thể trong cơ thể người.Khi mắc sởi, hệ thống miễn dịch của người bệnh bị phá hủy hầu như không còn, bị tái thiết lập như miễn dịch của một đứa trẻ non nớt, vừa mới sinh. Người bệnh sởi trở nên nhạy cảm hơn trước các tác nhân gây bệnh, dù là các bệnh đã từng mắc trước đây. Khi mắc bệnh, nguy cơ biến chứng và tử vong cực kỳ cao.
Nguyên nhân gây bệnh sởi - Lây qua đường hô hấp. - Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến… - Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh. Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân. Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó nhưmặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh Một khi siêu vi sởi vào cơthể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơthể kể cả hệ hô hấp và da. Dấu hiệu bệnh sởi thường gặp Dấu hiệu bệnh sởi thường thay đổi qua từng giai đoạn bệnh. 1. Giai đoạn đầu Sau khi đi vào cơ thể qua đường hô hấp, virus sởi thường ủ bệnh trong vòng 10 đến 12 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, các triệu chứng sởi không xuất hiện. Sau giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân bước vào giai đoạn tiền triệu kéo dài 5-15 ngày. Trong giai đoạn tiền triệu, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của sởi như sốt nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi, viêm kết mạc mắt. Đây là những triệu chứng này thường xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban (hay hạt Koplik) ở bệnh nhân sởi là các hạt trắng nhỏ, li ti mọc ở niêm mạc má phía trong miệng và ngang răng hàm. Xung quanh hạt Koplik thường có xung huyết. Các hạt Koplik xuất hiện và biến mất cũng rất nhanh, thường trong vòng từ 12-24 giờ. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh sởi, kết mạc mắt của người bệnh có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng. Một số trường hợp có triệu chứng ho khan, ho không có đờm. Đôi khi, trong giai đoạn tiền triệu của sởi, người bệnh có những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật, thậm chí viêm phổi. 2. Giai đoạn phát ban Phát ban là triệu chứng sởi điển hình. Ban sởi dạng dát sẩn, ban gồ trên bề mặt da, không đau, không hoặc ít ngứa và không mưng mủ. Ban sởi sẽ mọc tuần tự trên da theo thứ tự từ đầu, mặt, cổ, sau đó đến ngực, lưng, cánh tay và cuối cùng là bụng, mông, đùi và chân. Khi ban sởi mọc đến chân, bệnh nhân hết sốt và ban bắt đầu lặn dần. Khi ban sởi lặn có thể để lại những vết thâm trên da, gọi là dấu hiệu “vằn da hổ”.
Ban sởi dạng dát sẩn, ban gồ trên bề mặt da, không đau, không hoặc ít ngứa và không mưng mủ, nổi theo thứ tự.
Các biến chứng của bệnh sởi Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, virus sởi có thể gây nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh như:
Biến chứng thần kinh: Viêm màng não, viêm não vô cùng nguy hiểm với khả năng dẫn đến tử vong và di chứng cao. Viêm não cấp do sởi xảy ra với tỷ lệ 0,05-0,1% trên tổng số ca bệnh, tỷ lệ tử vong là 10-40%. Viêm não xơ hóa bán cấp (SSPE hay viêm não chậm) là biến chứng nghiêm trọng hiếm gặp xuất hiện nhiều năm sau sởi. Trong lịch sử, SSPE xuất hiện với tỷ lệ 7-300 trường hợp trên 1 triệu ca bệnh sởi. Nguy cơ xuất hiện SSPE cao nhất ở người từng mắc sởi dưới 2 tuổi và thường khởi phát thường trước năm 20 tuổi. SSPR gây thoái triển thần kinh, rung giật, động kinh và tử vong.
Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột và Noma (Cam tẩu mã) – một biến chứng hiếm gặp, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent, biểu hiện bằng việc viêm họng, miệng hoại tử lan rộng, có khả năng làm thủng thành trên miệng, mũi, xương gò má, môi, mắt, sau đó lan lên não và tử vong. Noma có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, sởi còn gây suy giảm miễn dịch, khiến người bệnh dễ bội nhiễm các loại vi khuẩn khác như lao, ho gà, thủy đậu… Ở phụ nữ mang thai mắc sởi sẽ tăng nguy cơ tử vong cho thai phụ, gây sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mắc sởi vào cuối thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ nhiễm sởi, tỷ lệ tử vong cao do biến chứng viêm phổi, viêm gan cấp, viêm não cấp. Ai dễ mắc bệnh sởi?
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Sởi có khả năng lây truyền mạnh trong môi trường tập thể như trường mẫu giáo, nhà trẻ, khu dân cư,… Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm vắc xin và không có miễn dịch từ mẹ truyền sang là nhóm có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất, những người chưa mắc sởi hoặc chưa từng tiêm vắc xin phòng bệnh trước đây. Trẻ suy dinh dưỡng hoặc người suy giảm miễn dịch cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong cao do sởi. Trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi chưa đến tuổi tiêm vắc xin và không có miễn dịch từ mẹ truyền sang là nhóm có nguy cơ mắc bệnh sởi cao nhất. Người trưởng thành ít khi mắc bệnh vì đã từng mắc từ bé. Miễn dịch sau khi khỏi bệnh sởi là miễn dịch bền vững vì vậy rất hiếm khi mắc lại lần hai. Đa số người trưởng thành mắc sởi thường sinh sống ở những vùng cao, hẻo lánh, chưa từng tiêm vắc xin hoặc tiếp xúc với virus sởi lúc nhỏ. Bệnh sởi vẫn còn khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt tại một số vùng ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Phần lớn các ca tử vong do sởi xảy ra ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp hoặc cơ sở hạ tầng y tế yếu kém đang gặp khó khăn trong việc tiêm chủng cho tất cả trẻ em. Tỷ lệ tử vong do bệnh sởi là 0,02% ở các nước tiên tiến và 0,3-0,7% ở các nước đang phát triển. Hướng dẫn cách phòng bệnh sởi Tiêm vắc xin sởi là biện pháp được khuyến nghị để phòng ngừa bệnh sởi. Vắc xin này đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng của Bộ Y tế dành cho trẻ em: - Mũi đầu tiên được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi. - Mũi thứ hai được tiêm vào thời điểm trẻ được 18 tháng tuổi. Chủ động tiêm ngừa sởi là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tại Việt Nam, hiện có 3 loại vắc xin phòng sởi trong chương trình Tiêm chủng Mở rộng và dịch vụ bao gồm: Mũi sởi đơn, mũi vắc xin phối hợp sởi-rubella và sởi-quai bị-rubella. Trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên cần tiêm đúng lịch, đủ mũi vắc xin sởi.
Tùy vào lịch tiêm phòng trước đó, trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần tiêm nhắc bổ sung vắc xin sởi-quai bị-rubella để gia tăng hiệu quả miễn dịch. Người trưởng thành chưa tiêm hoặc không nhớ đã chủng ngừa hay chưa cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng sởi để tránh lây bệnh cho trẻ nhỏ và những người xung quanh. Tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin sởi tăng hiệu quả phòng bệnh đến 97%. Ngoài việc chủng ngừa đầy đủ vắc xin sởi, người dân cần thực hiện thêm các biện pháp phòng bệnh như: Đeo khẩu trang khi ra đường đặc biệt là khi đến những nơi đông đúc, tránh tiếp xúc với người bệnh, tăng cường vệ sinh cá nhân (rửa tay thường xuyên, vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt hằng ngày), giữ ấm cơ thể kết hợp cùng bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường đề kháng. *Phòng bệnh cá nhân: - Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin A. - Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng - Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (sống cùng nhà, người chăm sóc bệnh nhân,…) -Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng - Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh. Khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. - Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân, đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. - Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch. - Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, lan can cầu thang, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng, hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch từ 1-2 lần/ngày. *Phòng bệnh cho cộng đồng: - Mọi người trong cộng đồng đều phải thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cá nhân. - Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt trong những phòng chật hẹp, thiếu không khí trong khu vực ổ dịch - Không cho trẻ đến những chỗ tập trung đông người khi không cần thiết. Không cho trẻ tiếp xúc với trẻ ốm nói chung, đặc biệt không tiếp xúc với bệnh nhân sởi hoặc nghi mắc sởi. Không cho trẻ đến nơi đang có dịch, nơi có nguy cơ lây nhiễm cao - Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời. -Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng bệnh. *Phòng bệnh ở nhà trẻ, trường học: - Tuyên truyền các biện pháp phòng chống sởi cho thày cô giáo và phụ huynh. - Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho trẻ. - Đảm bảo lớp học luôn thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, vệ sinh lau chùi bàn ghế, đồ dung, đồ chơi hàng ngày. - Khi phát hiện học sinh có dấu hiệu mắc sởi, phải cho học sinh nghỉ học để đi khám bệnh và điều trị đến khi khỏi bệnh.